Gà con khi mới nở cần nhiều sự quan tâm để chúng lớn nhanh, có sức khỏe tốt. Làm lồng úm đúng kỹ thuật không chỉ giúp gà khỏe mạnh mà còn lớn nhanh. Vậy cách làm chuồng úm gà con như thế nào là chuẩn kỹ thuật nhất?
>>> LINK XEM DA GA TRUC TIEP MỖI NGÀY TẠI DAGABLV.COM <<<
Chọn vị trí làm chuồng
Trước tiên cần chọn vị trí làm chuồng cho phù hợp. Gà con mới nở không thể để chúng bị lạnh rất dễ bị chết. Cho nên cần chọn vị trí kín gió, không bị dột khi trời mưa.
Bao quanh khu nuôi cần có lưới bọc lại tránh cho chuột, mèo,... vào tấn công gà con.
Quây cót trên nền chuồng tráng xi măng hoặc gạch. Lót thêm lớp độn chuồng như rơm rạ, trấu,.. Không để gà tiếp xúc trực tiếp với mặt đất.
Trên mái chuồng có thể dùng lá dừa để lợp, cần chú ý đến độ thông thoáng của chuồng úm gà con.
Làm chuồng úm gà con
Quây úm: có thể dùng cót, phên tre để thành từng lồng riêng biệt. Đường kính quây úm 2m có thể nuôi được 150 gà con. Tùy theo mật độ úm mà làm chuồng kích thước khác nhau.
Hệ thống sưởi: gà con mới nở rất cần nhiệt độ phù hợp để lớn lên. Tốt nhất là dùng bóng đèn hồng ngoại để sưởi cho chúng. Tùy vào từng thời kỳ sinh trưởng mà điều chỉnh nhiệt độ cho thích hợp. Ví dụ như gà mới nở cần nhiệt độ cao hơn, vài tuần sau thì cần ít nhiệt độ hơn.
Lớp độn chuồng: trấu, dăm bào, rơm rạ,... là loại độn chuồng khá tốt. Trước khi sử dụng nên sát trùng rồi phơi khô khoảng 3 ngày. Cần rải chất độn chuồng dày khoảng 10cm để đảm bảo độ ấm.
Trang bị thêm rèm che tránh mưa gió, bố trí thêm máng ăn máng uống trong quây phù hợp cho gà con.
Kỹ thuật làm chuồng úm gà con
Bà con dùng cót quây thành hình tròn là đơn giản nhất. Chiều cao của quây từ 50 - 70cm là đủ. Cần quây kín không để gió lùa vào tránh cho đàn gà bị lạnh.
Nếu bà con muốn làm quây hình chữ nhật thì cần đo đạc kích thước chuẩn xác. Cắt các miếng cót theo kích thước tính toán rồi dùng dây kẽm buộc chặt lại.
Dùng tấm bạt hoặc lá dừa để che làm mái chuồng. Gác thêm thanh tre trên mái để làm nơi treo bóng đèn.
Khi mắc bóng đèn cần chú ý đến đường dây điện. Không để chúng dính chùm với nhau vì dễ gây ra tình trạng chập điện nguy hiểm. Quan sát đàn gà, thấy chúng tụ tập quanh bóng đèn thì do bị lạnh, hạ bóng đèn thấp một chút. Thấy gà tản ra xa thì do quá nóng, nên nâng cao bóng đèn lên để gà không bị mất nước, khô chân.
Phủ một tấm bạt để che kín gió, để ra một ít kẽ hở để điều chỉnh nhiệt độ cũng như quan sát đàn gà.
Cách úm gà con mới nở
Yếu tố quan trọng nhất khi úm chính là nhiệt độ và ánh sáng. Không duy trì tốt thì rất dễ làm gà bị stress, thậm chí là chết.
Nhiệt độ
Nhiệt độ ở trong chuồng nuôi cũng nhu yếu mức độ thích hợp có số ngày tuổi của gà con. Như vậy thì tỷ lệ vững mạnh và thành công của nuôi úm mới đảm bảo.
Gà > 1 tuần tuổi: nhiệt độ lồng 32-35 độ C, nhiệt độ chuồng 24-26 độ C.
Gà > 2 tuần tuổi: nhiệt độ lồng 28-32 độ C, nhiệt độ chuồng 22-24 độ C.
Gà > 3 tuần tuổi: nhiệt độ lồng 24-28 độ C, nhiệt độ chuồng 20-22 độ C.
Gà từ 3 tuần tuổi trở đi: nhiệt độ lồng 20-24 độ C, nhiệt độ chuồng 18-20 độ C.
Ánh sáng
Trong chuồng úm gà con thì ánh sáng cũng là nhân tố quan trọng. Bởi chúng chẳng những kích thích sự phát triển cho gà mà con tăng cao đề kháng, làm gà ăn nhiều hơn. Nên phải cho gà quen với ánh sáng ngẫu nhiên để gà có thể di chuyển và tự do trong chuồng vào khoảng hai tuần sau công đoạn úm.
Tham khảo thêm: Kích thước chuồng bồ câu
Comments